Quy Trình Sơn Nội Thất Cơ Bản Bạn Nên Nắm Rõ

"An cư lạc nghiệp" là mục tiêu mà thường ai cũng sẽ hướng đến. Thi công sơn cho ngôi nhà đang tiến gần đến đích mục tiêu của bạn. Vậy khi tiến hành sơn căn nhà của mình, chúng ta cần chuẩn bị những gì và quy trình sơn nội thất ra sao? Hãy cùng Valpasee tìm hiểu nhé!

 

Các bước chuẩn bị cho quy trình sơn nội thất

Khi tiến hành theo các quy trình sơn nội thất, bạn cần chuẩn bị chi tiết để mang lại cho ngôi nhà vẻ đẹp hoàn hảo nhất.

  • Giấy nhám/máy chà nhám: sử dụng để làm mịn bề mặt không bằng phẳng.

  • Băng dính và dụng cụ che chắn: dùng để dán kín lên các ổ điện và các công tắc điện tránh bị sơn dây vào.

  • Cát hoặc bạt: giúp sơn không bị rơi vãi ra sàn nhà.

  • Cọ quét sơn và con lăn sơn: chuẩn bị đầy đủ kích cỡ cho các bề mặt ngôi nhà của bạn.

  • Bột bả và các loại sơn(cần được tư vấn bởi các chuyên gia).

  • Một số hỗ trợ như xô, gậy và thang chữ A.

  • Dụng cụ đục, cạo và một số dung dịch làm sạch.

  • Đồ bảo hộ: quần áo, găng tay, mũ, khẩu trang,...

Quy trình sơn nội thất cơ bản

Bạn nên sơn nhà trong khoảng cuối tháng 8 đến tháng 10 dương lịch là thích hợp nhất. Tuy nhiên, thời tiết còn phụ thuộc theo từng vùng miền khác nhau của đất nước ta. Bạn vẫn có thể thi công vào các tháng khác trong năm. Nhưng bạn nên tránh việc thi công vào thời điểm mưa kéo dài và khí hậu ẩm ướt. Vào thời điểm này, bề mặt tường của bạn sẽ bị ẩm ướt. Một thời gian sau khi sơn có thể dễ bị bong tróc, tệ hơn nữa là mưa thấm dột vào nhà.

Đối với nhà cũ hay nhà mới thì bạn đều cần phải lựa chọn thời điểm thi công sơn nhà một cách thích hợp.

Quy trình sơn nội thất đầu tiên cho nhà cũ

Với công trình cũ thì quy trình sơn nội thất đầu tiên và bắt buộc là vệ sinh. Bạn cần quét sạch mạng nhện và bụi bẩn bám trên bề mặt để xử lý các lỗi.

  • Bề mặt chứa chất dơ/bột: lau chùi nhẹ với khăn ướt. Sử dụng thêm chất tẩy nhẹ nếu cần.

  • Bề mặt chứa rêu/nấm: phun nước với áp lực cao hoặc dùng dụng cụ đục, cạo. Bên cạnh đó sử dụng thêm các dung dịch chống rêu/nấm. Sau đó rửa sạch kỹ lại với nước.

  • Bề mặt chứa màng sơn cũ/vữa xi măng/bột trét: sử dung các dụng cụ đục, cạo. Với bề mặt không bằng phẳng thì trét lại với loại bột trét phù hợp.

  • Bề mặt chứa vết dầu/mỡ: làm sạch bằng chất tẩy nhẹ hoặc dung môi nếu cần. Rửa thật kỹ để tẩy được hết các vết bẩn.

Sau khi xử lý bề mặt, bạn bắt buộc phải để bề mặt khô để tiến hành bước tiếp theo. Với quy trình sơn nội thất thứ 2, bạn cần đảm bảo cho bề mặt được bằng phẳng. Sử dụng giấy nhám hoặc máy chà nhám để làm mịn bề mặt bạn chuẩn bị sơn. Sau đó quét sạch bụi bẩn để sơn được bám dính tốt.

Quy trình sơn nội thất đầu tiên cho nhà mới

Trước khi thi công sơn nhà, công trình cần phải đạt được độ khô cần thiết. Đây gọi là giai đoạn bảo dưỡng tường, để những tạp chất trong gạch và hồ có thể tự phân huỷ. Thời gian này kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng.

Độ khô tường đảm tiêu chuẩn thường được đo bằng máy đo độ ẩm. Thông thường, khuyến nghị độ ẩm của mặt tường lớn hơn 16% và nhỏ hơn 10%.

Vệ sinh lại bề mặt tường bằng giấy nhàm hoặc máy chà nhám để loại bỏ hết cát trên tường sau đó vệ sinh sạch sẽ. Bề mặt khi không còn yếu tố bụi bẩn nào sẽ giúp tăng độ bám dính của sơn.

 

Các bước tiếp theo khi sơn nội thất cho cả nhà cũ và nhà mới

Thi công bột bả dùng để tạo bề mặt phẳng vững chắc cho tường. Bột bả giúp che đi vết nứt và khuyết điểm khi thi công. Bạn có thể tham khảo bột bả matit kháng kiềm sẽ giúp tăng tuổi thọ của tường và giảm chi phí của các sơn lót và sơn phủ. Tuy nhiên, lớp trét không quá 3mm để tránh hiện tượng nứt nẻ và bong tróc.

 

Công tác thi công sơn chống thấm là quy trình sơn nội thất không thể thiếu. Nhiều người quan niệm, sử dụng sơn chống thấm là không cần thiết. Sở dĩ ở Việt Nam, thời tiết nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn. Sơn chống thấm được tạo nền cho sơn phủ màu, giúp làm màu sơn phủ đẹp hơn và sáng hơn.

Sau khi sơn lót xong bạn để cần để bề mặt khô và ổn định rồi mới sơn phủ hoàn thiện. Đây là quy trình sơn nội thất hoàn thiện ngôi nhà của bạn. Chính vì thế bạn cần phải thật cẩn thận. Khi thi công lớp sơn màu lần thứ 1 xong bạn nên kiểm tra để kịp thời sửa chữa các khuyết điểm. Bạn cần để bề mặt khô và ổn định khoảng 2 đến 4 tiếng rồi mới thi công sơn màu lần thứ 2.

 

Khi sơn đã khô, dùng đèn chiếu rọi vào tường và quan sát. Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu và bề mặt tường sáng mịn là đạt. Bạn có thể đốt nến thơm, tinh dầu để khử mùi sơn.

Kết luận

Bản thân bạn phải nắm rõ quy trình sơn nội thất để lớp sơn nhà bạn không những đạt được độ mịn, đẹp mà còn đạt tuổi thọ tối đa. Như vậy bạn mới sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo như ý mình mong muốn. Hy vọng bài viết của Valpasee sẽ mang lại được thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc gì, hay cần tham khảo các loại sơn uy tín. Hãy liên hệ với Valpasee để được hỗ trợ tốt nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN VALPASEE VIỆT NAM
Địa chỉ: Lô 3 Khu công nghiệp Ngọc Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội
Hotline: 0912 93 8668
Email: valpaseevn@gmail.com
Website: http://www.valpaseevn.com

Tin nổi bật