Những Điều Cần Biết Về Sơn Nội Thất Chống Thấm

Lựa chọn màu sơn phù hợp cho ngôi nhà của mình là vấn đề vô cùng cần thiết. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ cho ngôi nhà. Hàng năm đến mùa mưa, thấm dột tường khiến sơn bị bong tróc, phồng rộp là chuyện dễ có thể xảy ra. Việc lựa chọn các loại sơn nội thất có khả năng chống thấm là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Hãy cùng Valpasee tìm hiểu kỹ hơn về sơn nội thất chống thấm trong bài viết dưới đây.

 

Những điều cần biết về sơn nội thất chống thấm.

Sơn nội thất chống thấm là gì?

Sơn nội thất chống thấm là loại sơn giúp ngăn chặn xâm nhập của các chất lỏng lên bề mặt tường. Lớp sơn này như một chiếc "áo giáp" bảo vệ ngôi nhà ngay từ bước đầu thi công. Sơn chống thấm gia tăng tuổi thọ kết cấu bề mặt tường khỏi ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.

Đây là sai lầm mà rất nhiều công trình mắc phải khi không chú trọng công đoạn này. Ngôi nhà không có lớp bảo vệ có thể nhanh chóng xuống cấp. Bạn sẽ phải bỏ ra thêm một số tiền cũng như tốn nhiều thời gian để bảo dưỡng.

Để quy trình chống thấm hiệu quả, bạn cần đảm bảo khi pha sơn theo đúng hướng dẫn. Bề mặt tường cần sạch sẽ, khô và có độ ẩm tiêu chuẩn. Những bụi bẩn và chất dơ cần được xử lý đúng cách.

 

Nên sử dụng sơn lót trước để bề mặt tường khi dùng sơn nội thất chống thấm sẽ mịn và bám chắc hơn.

Các thông tin về sơn nội thất chống thấm

Sơn nội thất chống thấm hiện nay có rất nhiều tính năng nổi bật. Nấm mốc không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu như ngôi nhà của bạn có lớp sơn bảo vệ này.

Phân loại sơn nội thất chống thấm

Các loại sơn chống thấm hiện nay có rất nhiều loại cùng với nhiều công dụng khác nhau. Cụ thể có 5 loại sơn nội thất chống thấm:

  • Chống thấm gốc xi măng: bao gồm chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Loại sơn chống thấm này là độ bám dính bề tốt và có khả năng chống chịu nước. Tuổi thọ cũng khá cao. Tuy nhiên nó không co giãn nên khả năng chịu rung lắc kém.

  • Chống thấm gốc Bitum Polymer: bao gồm chống thấm dạng lỏng và chống thấm dạng màng khò. Ưu điểm của nó là không kén các bề mặt sơn. Nhưng tuổi thọ, độ bền và các nối màn kém hơn các loại chống thấm khác.

  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane: bao gồm thành phần dạng lỏng và gốc nhựa có dung môi. Chống thấm gốc PU có khả năng bám dính, độ che phủ bề mặt và độ đàn hồi cao. Nhờ vậy các vết nứt được che phủ hiệu quả mà không bị thấm dột. Nhược điểm duy nhất là giá thành cao hơn các loại chống thấm khác.

  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu:  độ bám dính tốt và khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm. Tuy nhiên giá thành cũng tương đối cao.

  • Chống thấm Epoxy: có đặc tính bám dính tuyệt vời, chống tĩnh điện hay sự ăn mòn của axit, hoá chất. Nhưng chi phí cho loại sơn này khá cao.

Trong các loại sơn nội thất chống thấm được phân loại, sơn gốc xi măng là loại sơn được sử dụng phổ biến nhất.

Ưu điểm

Sơn nội thất chống thấm hiện nay có nhiều tính năng nổi bật như khả năng bám dính tốt hay chống thấm được các tác nhân thời tiết. Một số dòng sơn có khả năng chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và muối hoá. Hiện tượng tình trạng phồng, bong chóc sẽ được hạn chế. Chẳng may có dính vết bẩn thì bề mặt tường cũng rất dễ dang lau chùi. Ngôi nhà của bạn luôn được mang lớp sơn bóng như mới.

Loại sơn này không chứa các chất độc hại cũng như không hoà tan trong nước nên cực kỳ an toàn.

Bên cạnh đó, sau khi sử dụng sơn chống thấm có thể tiến hành thi công ốp lát gạch, đá lên bề mặt tường sau khi khô. Quy trình và cách thi công sơn chống thấm cũng cực kỳ đơn giản.

Có rất nhiều màu sắc đa dạng mang theo công dụng khác nhau dễ dàng lựa chọn.

 

Những Điều Cần Biết Về Sơn Nội Thất Chống Thấm

Những sai lầm khi thực hiện sơn chống thấm

Việc bị thấm nước, ẩm mốc có thể xảy ra bất cứ đâu trong ngôi nhà của bạn. Vì vậy đừng chỉ nên chống thấm nguyên những nơi như vệ sinh, hồ bơi, khu trồng cây. Ngôi nhà của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa gió hoặc hệ thống nước trong gia đình. Hãy sử dụng sơn nội thất chống thấm toàn bộ để gia tăng tuổi thọ công trình cũng như tối ưu chi phí về sau này.

Khi bạn nhìn thấy vết ẩm mốc xuất hiện thì bề mặt tường đã bị thấm nước từ trước đó rồi. Khi đó hiệu quả việc tiến hành khắc phục cũng bị giảm đi đáng kể và tốn kém hơn nhiều. Cấu trúc tường, hay thậm chí bê tông cốt thép đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không có điều gì hoàn hảo mãi mãi và lớp sơn chống thấm cũng vậy. Bạn có thể yên tâm với những tác nhân ẩm ướt bên ngoài nhưng còn rất nhiều vấn đề khác sẽ khiến lớp sơn chống thấm không còn như ngày đầu. Hãy luôn kiểm tra định kỳ ngôi nhà của bạn, đặc biệt vào mùa nồm ẩm và mưa bão.

Kết luận

Nắng, mưa, gió, độ ẩm,... là tác nhân môi trường ảnh hưởng to lớn đến độ bền ngôi nhà của bạn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lựa chọn các loại sơn nội thất chống thấm để vừa giữ được thẩm mĩ mà còn không cần bảo dưỡng nhiều. Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn có thêm mẹo tiết kiệm với vật liệu chống thấm tuyệt vời này! Liên hệ ngay với Valpasee nếu bạn còn thắc mắc để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN VALPASEE VIỆT NAM
Địa chỉ: Lô 3 Khu công nghiệp Ngọc Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội
Hotline: 0912 93 8668
Email: valpaseevn@gmail.com
Website: http://www.valpaseevn.com

Tin nổi bật